Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

Tiêu chảy là một căn bệnh về đường ruột khá phổ biến, đặc biệt là trong mùa nằng nóng. Khi bị tiêu chảy người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống.


1/ Đối với bệnh tiêu chảy cấp tính
Thực phẩm nên dùng:
Một hai ngày sau khi bênh tình đã giảm có thể dùng thức ăn lỏng đơn, không đường sữa và cháo loãng, hoặc nước sôi pha bột mì đã rang sơ, trà nhạt, bột củ sen, canh thịt nạc bỏ mỡ (nêm ít muối), mỗi lần không quá 200ml, một ngày ăn 6-7 lần.
Những thức ăn sau khi dứt tiêu chảy phải ít có chất sơ bã, không có tính kích thích là tốt. Chẳng hạn như cháo gao, cơm nhão, hồ bột sắn, các loại hồ mầu mềm mì sợi, mì hoành thánh, mì chay, mì ống, bột mì.


Cẩn thận dùng một lượng ít các loại rau ít sơ như rau chân vịt, cải trắng non, rau xà lách, và loại lá rau non và cà chua gọt bỏ vỏ; cho đến bom,lê, đào, thạch lựu tất cả gọt vỏ bỏ hột.
Sau khi tiêu chảy giảm bớt, từ từ gia tăng các thực phẩm nhiều chất đạm để bì trừ sự hao tổn khi bị tiêu chảy, nên dùng các thực vật có ít xơ bã, dễ tiêu hóa, chất đạm giá trị sinh lý  như sữa bò, lòng trắng trứng, các, thịt gà, thịt bê, thịt heo mạc.
Về thức uống phải nghiên cứu kỹ. Có thể dùng hồng tà và khiếm thực, hoài sơn, bo bo, hạt sen sau khi nấu chín nhừ lọc bỏ xác làm thức uống.
Khi dứt tiêu chảy, tiếp tục nấu cháo ăn để bồi bổ tù vị.

Thưc phẩm kiêng kị:
Trong lúc bị tiêu chảy nên cữ ăn, để cho ruột hoàn toàn nghỉ ngơi.
Để tránh kích thích có tính hóa học, tạm thời ngưng sử dụng tất cả những thực phẩm có nhiều sơ thực vật như, các loại rễ củ, các loại dưa cứng, cho đến các thực phẩm chứa chất khí cacbonic như rượu, bia, nước có ga, sô đa, kẹo, bánh, đường mía và các thứ có chất acid hữu cơ và acid béo.


Cử dùng các thứ gia vị cay thơm (như tiêu, ớt), dấm, cà phê, thuốc lá, rượu và nước trái cây có acid.
Các thực phẩm ấm, cữ ăn loại hải sản, trong giai đoạn mới hồi phục cơ thể cũng không thể tiếp thu toàn bộ chất béo của sữa bò, toàn bộ các chất trong trứng, thịt mỡ và các món ăn có nhiềudầu mỡ và đường.

2/ Bệnh tiêu chảy mãn tính (có tính thối rữa)
Thực phẩm nên dùng:
Chứng trạng tiêu chảy mãn tính của hệ thống dạ dày và đường ruột là phần bụng trướng đầy, có cảm giác nặng nề,ợ chua, bụng kêu, tiêu chảy nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến tình huống thiếu các chất dinh dưỡng.
Phân có kiềm tính và cực kỳ hôi thối, có bọt màu nâu sậm, ít chất nhờ; nước tiểu đục.
Căn cứ vào bệnh tình này, có thể dùng bột gạo, bánh bao bột mì, mì hoành thánh, rau cải, trái cây. 
Lúc nấu đều phải nấu cho mềm. Thiếu chất dinh dưỡng trong một thời gian ngắn, sau khi khỏi bệnh phải lập tức bồi bổ, nên ăn các loại thực phẩm có nhiều chất bổ dưỡng như thịt gà, thịt heo nạc, thịt thỏ, thịt bồ câu, cá thịt bê và các loại rau quả tươi.

Thực phẩm kiêng kị:
Trong thời gian phát bệnh, cữ ăn thịt ướp muối, thịt hun khói, thịt nguội, thịt hộp và các loại cá có nhiều chất mỡ. Cữ ăn các loại thực phẩm chiên xào, sữa bò cũng nên cữ.


Bài thuốc dân gian chữa tiêu chảy từ nước cây cỏ sữa
Chuẩn bị: 2 nắm cây cỏ sữa, 5 tai nấm mèo 50g đậu đen xanh lòng.
Bài thuốc: Cỏ sữa rửa sạch; nấm mèo ngâm cho nở ra, rửa sạch rồi thái dài và mỏng. Đem sao vàng từng loại đậu đen, cỏ sữa và nấm mèo.

Cho cả 3 thứ sau khi sao vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc với lửa nhỏ còn nửa bát uống trong ngày, không được để qua ngày hôm sau.

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Bị cảm sốt nên và không nên ăn gì?

Cảm sốt là một căn bệnh khá phổ biến phổ biến ở nước ta, đặc biệt là những lúc giao mùa. Căn bệnh này không quá nguy hiểm và việc điều trị cũng không khó nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống hơn, cần lưu ý một số thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong quá trình bị bệnh.


1/ Thực phẩm nên dùng
Bệnh cảm sốt là loại bệnh tiêu hao một cách nghiêm trọng về nguyên tắc cần những thực phẩm có nhiều calori, nhiều đường, ít chất béo và lượng chất đạm thích hợp. Mỗi 1 kg trọng lượng cơ thể cần 40 calori hoặc cao hơn nữa.
Bệnh khiến chức năng tiêu hóa không hoạt động tốt, vì vậy nên ăn chất lỏng hoặc chất sền sệt như cháo thịt nấu nhừ, canh bột sen nấu trứng, sữa bò.
Mỗi lần 200ml, mi ngày 6,7 bữa duy trì số calori cần thiết. Và dùng phối hợp với nước cải xanh, nước trái cây, canh thịt rất có hiệu quả khi ăn không biết ngon, chán ăn.
Chờ cho bệnh tình chuyển biến tốt hơn, lần lần ăn cháo đặc, bột khuấy hồ, chè, cơm nhão.

Cần ăn các thực phẩm cho nhiều chất đạm thích hợp để bù vào số chất đạm bị tiêu hao. Chất đạm phải chiếm 10-15% tổng số  calori, mỗi 1kg trọng lượng cơ thể không thể dưới 1gr chất đạm. Ngoại trừ sử dụng chất đạm từ sữa là chính ra, có thể dùng thêm các loại chế phẩm từ đậu và quả nhân nghiền nát bỏ chung vào gạo, bột mì quậy thành hồ mà ăn.
Các loại đường bao gồm các chất tinh bột, đường thực phẩm, mật ong và đường glucose rất dễ phân giải và tiếp thu, là nguồn gốc cung cấp calori cho các thực phẩm lỏng và thực phẩm sền sệt, cần phải chiếm trên 60% tổng số calori.
Người bệnh còn cần dùng một lượng lớn vitamin B và vitamin C.
Phần nước bổ sung cần phải vượt qua số lượng nước tiểu bào tiết, có thể uống nhiều nước trà đậm, nước trái cây, nước chanh, cảnh cải xanh, canh thịt.
Lúc nhiệt độ lên cao, miệng có thể ngậm một miếng đường phèn nhỏ, rất lợi cho việc giảm nhiệt.

2/ Thực phẩm kiêng kị
Không nên dùng thuần túy đường mía. Bởi vì ăn ngọt nhiều quá sẽ ảnh hưởng tới sự thèm ăn, làm trở ngại việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, vừa dễ bị no hơi.
Lượng chất béo nên giới  hạn dưới 10-15% tổng số calori.
Muối ăn mỗi ngày không quá 5gr.
Không nên ăn trứng các loại trứng gia cầm.


Bài thuốc dân gian chữa cảm sốt từ kim ngân hoa
Kim ngân hoa có tác dụng ức chế mạnh nhiều loài vi sinh vật gây bệnh và thường được dùng làm thuốc hạ sốt, trị cảm cúm do virus, phong nhiệt.
Ngày dùng 4-6 g hoa hay 10-16 g cành lá dưới dạng thuốc sắc, hãm hoặc hoàn, tán. Dùng riêng hay phối hợp với các vị khác theo bài thuốc sau:
Kimngân hoa, cam thảo nam, kinh giới: 15 g mỗi vị;
Lá tre 25g;
Bạc hà 8g.

Đem sắc nhỏ lửa uống khi còn ấm trong ngày, mỗi ngày một thang. 

Viêm gan siêu vi cấp tính nên và không nên ăn gì?

Viêm gan siêu vi cấp tính là một trong những bệnh về gan phổ biến nhất hiện nay. Bệnh do virut gây ra với số người nhiễm bệnh đang ngày càng gia tăng nhanh chóng.
Bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh thì chế độ ăn uổng cũng rất là quan trọng đôi với bệnh nhân viêm gan siêu vi cấp tính.


1/ Thực phẩm nên dùng
Người bệnh  viêm gan siêu vi cấp tính, tính thể trong trung bình của đàn ông trung niên là 60 kg, mỗi ngày cần tiếp thu vào từ 300-350 gr gạo; 200gr thịt, cá, gan; trứng gà 1 quả hoặc sữa bò 200ml; rau cải xanh, trái cây khoảng 500gr; đường 50gr, nấu dưới ½ lạng đầu thực vật.
Cần chọn thực phẩm loại mới, còn tươi, mễm, dễ tiêu hóa là chính.
Các loại thịt thì dùng thịt bò, dê, gà, thỏ và các loại hải sản, lấy thịt heo làm ưu tiên. Ngoại trừ những bệnh nhân cao huyết áp và béo phì là không thích hợp, còn những bệnh nhân khác có thể ăn kèm các loại nội tạng động vật, sữa tươi và trứng.
Trong các loại lương thực ngũ cốc chính nên dùng xen các loại khoai, bắp để tiếp nhận vitamin B và các loại vitamin thực vật khác, nhưng phải nấu cho thật mềm để dễ tiêu hóa.
Rau cải nên chọn rau cải xanh, cà chua, cà rốt nên dùng đậ tươi tổ hơn là đậu chế thành phẩm khô.
Các loại trái cây mềm và đã chín đều dùng được, nên ăn nhiều lần với lượng ít.


Ngoài các bữa ăn chính, có thể ăn dặm thêm trước hay sau bữa cơm trưa hoặc trước khi đi ngủ, có thể uống sữa nóng, bánh trứng, cháo vịt, mì.
Cần phải chăm sóc sao cho người bệnh thích ăn, nấu ngon miệng, chế biến nhiều kiểu khác nhau, để thúc đẩy sự thèm ăn. Lúc người bênh nhân chán ăn, có thể thêm đường, mật ong, đường gucose.
Đạm thực vật có tác dụng rất quan trọng đối với việc bảo vệ và khôi phục các tế bào gan, duy trì tiêu chuẩn chất đạm trong máu. Do đó, trong việc ăn uống tốt nhất là phải tiếp thu nhiều chất đạm có giá trị sinh lý cao như các loại sữa, các loại trứng, đậu tương và các chế phẩm khác của đậu.

2/Thực phẩm kiêng kị:
Khi phát hiện bụng trướng hơi thì tạm ngừng dùng sữa bò và đường, cần nghiêm ngặt kiêng cữ các loại thực phẩm nhiều gia vị kích thích và các chất nóng, chua, cay, mặn.
Trước bữa cơm nên cữ ăn đồ ngọt để tránh ảnh hưởng đến sự thèm ăn.
Nếu phát hiện bị thũy thùng hoặc công năng thận có trở ngại, thì nên hạn chế ăn muối, mỗi ngày lượng muối dùng không quá 4gr¸lượng nước uống là 100ml để bù lượng nước đã tiểu ra ngày hôm trước. Nếu bệnh quá nặng thì phải căn cứ tình hình viêm thận mà xử lý trước; cần triệt để kiêng cữ thuốc lá, rượu và các loại thực phẩm quá nhiều chất béo sinh lãnh.

Bài thuốc chữa viêm gan siêu vi cấp tính từ diệp hạ châu
Ngày sắc 300ml nước uống từ 20-40g cây tươi, có thể sao khô rồi cho vào ấm đun như bình thường.
Hoặc dùng bài thuốc gồm nhiều vị sau:
Diệp hạ châu: ………………… 30g
Nhân trần, hạ khô thảo, sài hồ: 12g mỗi vị
Chi tử: ………………………… 8g
Sắc uống mỗi ngày 1 tháng.

Lao phổi nên và không nên ăn gì?

Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp. Mặc dù hiện nay căn bệnh này không còn là một căn bệnh nan y không thuốc chữa nữa nhưng nếu người bệnh không được điều trị và chăm sóc đúng cách thì cũng rất nguy hiểm.


Người bệnh lao phổi cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống. Sau đây là một số thực phẩm nên dùng và những thực phẩm kiêng kị đối với người bệnh lao phổi.

1/ THỰC PHẨM NÊN DÙNG:
Nên lựa những thực thẩm mới tươi, nên ăn nhiều loại khác nhau, không nên ăn ròng một thứ. Nên dùng những thực phẩm có chất chua, để tổ chức dịch có phản ứng với các chất chua đó.
Thực phẩm chủ yếu là cơm nhão, mì sợi, bánh bao và các loại cháo, các loại đậu, thịt heo, thịt bò , thịt gà. Cần bổ sung đều các vitamin A, B, C, D.
Ngoại trừ ba bữa ăn chính có thể ăn dặm chút ít các thức ăn dễ tiêu và chứa nhiều chất dinh dưỡng như trứng, sữa và các loại thực phẩm chế biến từ sữa.
Cần ăn những loại thực phẩm có nhiều chất đạm có giá trị cao đối với sinh lý như các loại trứng sữa, phomat, thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá, đậu hũ, sợi đậu hũ khô, đậu tương và các loại hạt nghiền nát như hạnh nhân, mè, đào hạch nhân làm hồ hoặc chế thành viên dùng với nước đun sôi, đây đều là những loại đạm thực vật có giá trị sinh lý cao.
Các loại chất béo có thể ăn nhiều một chút, một ngày khoảng 60- 80 gr. Những loại chất béo động vật như lòng đỏ trứng, sữa bò, bơ, phomat, dầu gan cá; dầu thực vật như dầu đậu phộng, dầu mè, dầu hạt cải, dầu đậu nành; trong đó có phomat và bơ là thứ tốt nhất; nên thường ăn, ăn nhiều.


Nên ăn nhiều loại rau cải tươi, điểm tâm có thể dùng bách hợp, hạt sen, ngân nhĩ, quế viên, hồ đào, lê, táo, bạch quả.

2/ THỰC PHẨM KIÊNG KỊ:
Các thực phẩm có hợp chất đường không được vượt quá 60% tổng số calori, thông thường mỗi ngày tiêu chuẩn dùng đường là 300-350 gr, nguồn cung cấp đường phải lấy từ các loại thực vật có chứa đường, chứ không phải các loại đường thuần túy.
Người bệnh lao phổi nên dùng thức ăn nêm ít muối, mỗi ngày nên ăn dưới 5gr muối. Ăn lượng muối ở mức độ sao cho đừng ảnh hưởng đến sự thèm ăn là tốt nhất. Hạn chế ăn muối có thể làm cho sự bành trướng các tổ chức chất keo giảm thấp, ngăn ngừa việc phổi có thể tích chứa chất dịch( phổi có nước).

Không nên ăn nhiều các thức ăn chiên xào, cấm ăn các loại thực phẩm cay có nhiều chất dầu và thịt gà trống, thịt dê.

BÀI THUỐC HỖ TRỢ CHỮA LAO PHỔI TỪ ĐẲNG SÂM
Rễ đẳng sâm có tác dụng bổ toàn thân, kích thích miễn dịch và làm giảm hội chứng suy giảm miễn dịch. Nó được dùng làm thuốc tiêu đờm, trị ho, bổ toàn thân, cầm máu. Ngày dùng 16-20 g dưới dạng thuốc sắc, cao hoặc viên.


Bài thuốc giúp phổi hồi phục, hô hấp ổn định:

Đảng sâm, hoài sơn, bạch truật mỗi vị bằng nhau khoảng 15g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm, đổ 400ml nước sắc còn 150ml, uống thay trà hàng ngày.

Những thực phẩm kiêng kị khi bị thương hàn

Thương hàn là một chứng bệnh về đường tiêu hóa, do trực khuẩn có tên khoa học là Salmonella typhi và Salmonella paratyphi gây nên. Bệnh này có tính truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm. Nếu người bệnh không được chăm sóc và điêu trị đúng cách có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.


Vì vậy, khi lỡ mắc phải căn bệnh này thì người bệnh cần hết sức cẩn thận, đặc biệt là trong vấn đề ăn uống. Cần lưu ý một số thực phẩm nên dùng và không nên dùng sau đây khi mắc bệnh.
Thực phẩm nên dùng
Vào thời kì đầu bị sốt, nên dùng tương đậu, sữa bò, nước trà đậm, bột củ sen, bột mã thầy (mã đề), cháo gạo, cháo lúa mạch. Nếu dùng canh thịt, hoặc nước trái cây thì phải lọc qua màng vài. 
Để tăng cường calori có thể dùng thêm ít bơ nêm vào canh thịt, và các chất nước cốt khác, chọng đường mía hoặc đường glucose để nêm. 


Đến khi bệnh tình chuyển biến tốt, tức sốt đã lui, thì dùng những thực phẩm dạng hồ (cháo, canh) đã nói trên làm cơ sở, lần lượt ăn thêm các thứ như canh trứng, đậu hũ tươi, bánh trứng ít dầu, bánh mì nướng, bánh lạt ngâm vào cnh cho mềm rồi dùng.
Thời kì phục hồi sau khi không còn bị sốt nữa, có thể dùng cháo thịt bầm hoặc thịt hầm nhừ, cá hấp chín bỏ xương, đậu hũ nhồi thịt, các loại nước trái cây nấu chín, rau cải nấu nhừ. 
Bệnh thương hàn sau khi không còn bị sốt nữa có thể trở lại, vì vậy cần phải chú ý về vẫn đề dinh dưỡng trong một thời gian dài. Thực phẩm có chứa bột lòng đỏ trứng khô, kế đến lòng đỏ trứng tươi, não tủy (óc bò, óc heo, xấy khô thành nột, gan, thịt tươi, đậu tương, mì căn, men khô đều có thể dùng. Gan bầm nhuyễn ( pate gan) mỗi ngày có thể ăn 2-5gr .
Thực phẩm kiêng kị:
Trong thời gian dài từ khi phát bệnh cho đến khi bình phục (khoảng 1-2 tháng), cần phải kiêng kị một cách nghiêm nhặt những thực phẩm sau đây: 
+ Hạt mè nguyên vỏ, đậu hũ khô, đậu phộng
+ Các món ăn chiên xào
Các thứ lương thực phụ (như bắp, khoai)
Rau cải có chất sơ thô cứng và trái cây sống
Thịt mỡ, xương còn gân và thịt còn da
Các thực phẩm và thức uống (có ga) dẫn đến sự lên men trướng khí làm khó tiêu và có các thứ gia vị cay nóng như ớt, tiêu.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị thương hàn:
Kinh giới,lá tre, lá bạc hà, củ sả, hạt cau khô: 8g mỗi vị
Củ sắn dây: 12g
Sắc với 600ml nước còn 200ml. Uống lúc đói, ngày 1 thang.

Nếu xuất hiện biến chứng chảy máu ruột có thể sử dụng bài thuốc sau:
Lá trắc bá (đốt than) 12g, quả dành dành (đốt than) 12g, hoa hòe (đốt than) 12g, kim ngân hoa (đốt than) 12g, rễ cỏ tranh 16g, a giao 8g, ngó sen vắt lấy nước. 
5 vị đầu, cho vào ấm, đổ 400ml nước, sắc còn 200ml, bỏ bã, cho a giao vào, quấy và đun cho tan mới đổ nước ngó sen vào hòa đều, để nguội, chia 3 lần uống trong ngày.

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Làm thế nào để giảm và kiểm soát bệnh tăng huyết áp mà không cần đến thuốc

Tăng huyết áp đã trở thành một căn bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Vậy làm thế nào để giảm và kiểm soát căn bệnh này mà không cần đến thuốc. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn những lời khuyên hữu ích từ các nghiên cứu về căn bệnh này.

1. Giảm cân: 
Ở người béo phì nặng, nếu giảm được 20-30kg cân nặng thì đã làm giảm 89% tình trạng bệnh tăng huyết áp.
Chế độ ăn nhiều trái cây, rau, sản phẩm sữa ít mỡ bão hòa, ít mỡ toàn phần, các loại đậu hạt... làm giảm huyết áp tâm thu 8-14mmHg.
Loại chế độ ăn này có thể giúp giảm huyết áp nhưng phải thực hành chế độ ăn này trong 2 tuần mới có tác dụng.
Chế độ ăn có tên gọi là DASH gồm thức ăn ít mỡ và cholesterol; sản phẩm làm từ hạt toàn phần, cá, gia cầm và giảm thịt có màu đỏ, kẹo và đồ uống ngọt.


2. Nên ăn nhạt:
Giảm lượng muối ăn vào hàng ngày, không ăn quá 1 muỗng cà phê muối (< 2,4g NaCl) mỗi ngày, bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm.
Ăn ít muối là một phần quan trọng để kiểm soát huyết áp. Lượng muối như vậy là cho cả ngày, không phải là lượng ăn thêm trong bữa ăn. Đồ hộp dùng cho bữa ăn và các thực phẩm chế biến khác thường có nhiều muối. Cho nên nếu đọc nhãn thực phẩm đế biết lượng muối, bạn sẽ ngạc nhiên là mình đã ăn quá quy định.

3. Nên tập Thái cực quyền, dưỡng sinh, khiêu vũ
- Tác dụng chữa bệnh của Thái cực quyền: giảm đau, ngăn ngừa táo bón và huyết áp cao, suy nhược thần kinh, stress, lo lắng, cải thiện trí nhớ và khả năng tập trung.
Các nhà khoa học Mỹ (Trung tâm y tế Tufts-New England) đã phân tích 47 nghiên cứu về tác dụng của Thái cực quyền được công bố ở Anh và Trung Quốc đối với những bệnh nhân từng phẫu thuật tim nhân tạo, bị suy tim, căng thẳng quá mức, nhồi máu cơ tim cấp, viêm khớp và đa xơ cứng v.v... Họ khẳng định những tác dụng trên là hoàn toàn có chứng cớ khoa học.
- Viện nghiên cứu quốc gia về tim, phổi và máu của Mỹ đã công nhận khiêu vũ làm giảm thiểu các nguy cơ của bệnh mạch vành, giảm huyết áp và kiểm soát cân nặng.
Khiêu vũ được coi như một sự rèn luyện thể lực, rèn luyện trái tim của bạn đáp ứng yếu cầu của cuộc sống.
Vận động khi khiêu vũ có tác dụng giúp tăng cường tuần hoàn trong cơ thể, tăng cường cung cấp oxy cho não bộ, làm cho con người tỉnh táo hơn.
- Tập dưỡng sinh, yoga cũng là một biện pháp bảo vệ sức khỏe, góp phần hạn chế tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp.


4. Nên tăng cường vận động, luyện tập thể dục, thể thao bằng các hình thức phù hợp, vừa sức như đi bộ, bơi lội...
Tập thể dục vừa phải ít nhất 30 phút hàng ngày hay 5 ngày mỗi tuần có thể giúp phòng hoặc kiểm soát tăng huyết áp. Nếu quá bận thì chia làm nhiều lần mỗi lần 10 phút. Hoặc để ôtô xa cơ quan; xuống xe buýt trước vài bến đỗ để đi bộ; nửa giờ lau rửa xe, lao động trong vườn nhà... cũng rất có ích.
Những bước đi bộ nhanh trong vòng 30 phút và sáu ngày mỗi tuần là đủ để giữ vòng eo và cắt đứt nguy cơ rối loạn sự trao đổi chất trong cơ thể.
Đi bộ nhanh, chậm đều tốt cho tim. Nó làm dòng máu chảy qua tim nhanh hơn, giảm huyết áp, stress cho động mạch. Đi bộ làm tăng hàm lượng HDL-C (Hight Density Lipoprotein cholesterol) là một dạng cholesterol tốt có tác dụng bảo vệ tim. Bên cạnh đó, hoạt động thể dục này giúp máu lưu thông tốt dẫn đến độ nhớt của máu giảm, vì thế không xảy ra tình trạng huyết khối. Tất cả những tác dụng trên góp phần làm giảm 50% hiểm họa đối với tim.


5. Hạn chế uống rượu bia: Uống ít hơn 80ml rượu mạnh, 600ml bia và 250ml rượu vang đỏ trong 1 ngày.
Bỏ thuốc lá, thuốc lào nếu đang hút.
Tránh căng thẳng thần kinh. Nên tập thiền.

6. Kiểm soát stress 
Đây là một yếu tố quan trọng vì những hoàn cảnh có nhiều stress có thể làm tăng huyết áp tạm thời; theo thời gian những stress liên tục xảy ra hay đi kèm với tăng huyết áp sẽ gây tổn thương các động mạch, cho tim, não, thận và mắt.
Stress có thể là điều kiện để gây đột quỵ ở người bệnh tăng huyết áp.

7. Cần đảm bảo giấc ngủ tốt: ngủ đủ thời gian, ngủ sâu.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia (Mỹ) đã khẳng định “những người ở độ tuổi trung niên chỉ ngủ 5 tiếng/ngày dễ có nguy cơ bị chứng huyết áp cao sau khi nghiên cứu trên 4.810 người ở độ tuổi 32-86.
Theo các chuyên gia, giấc ngủ giúp tim đập chậm lại và huyết áp giảm xuống.


Thay đổi nghề phải làm ca đêm nếu có thể. Đối với những người làm ca đêm, cần phải có giờ ngủ, không nên vì làm ca đêm mà “thức chờ tới giờ đi làm”.

Cần có quy luật thời gian về làm việc và vui chơi giải trí, bảo đảm một ngày phải có 6-8 giờ để ngủ, không nên thức quá 2 giờ đêm, không tiếp cận nhiều với những hoạt động ban đêm có tính kích thích mạnh, không uống rượu, trà, hút thuốc trong đêm.

Ngoài ra, việc sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên, hay các loại trà thảo mộc thường xuyên cũng góp phần hạn chế và kiểm soát tăng huyết áp.
Bài thuốc hỗ trợ chữa tăng huyết áp từ ba kích:
+ Bài 1:  
Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
Bài 2:
Ba kích 12g, đỗ trọng 12g, hoàng kỳ 16g, cúc hoa 10g, trạch tả 12g, cam thảo 4g. 
Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
+ Bài 3:
Ba kích 12g, đỗ trọng 12g, bạch thược 12g, cúc hoa 10g, hạt muồng 12g, kỷ tử 10g, trạch tả 12g, cam thảo 4g. 
Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Chữa tăng huyết áp có đau lưng, hoa mắt chóng mặt.
+ Bài 4
Ba kích thiên 12g, ngưu tất (sống) 12g, dâm dương hoắc 12g, cúc hoa 12g. 
Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Chữa tăng huyết áp kèm theo liệt dương.
 

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Tăng huyết áp thời kỳ hậu sản và cho con bú

Tăng huyết áp sau khi sinh cũng là một bệnh lý tương đối phổ biến. Những người bị tăng huyết áp từ trước có thể dùng lại phác đồ điều trị như trước khi mang thai.


Điều trị như thế nào?
Khi điều trị tăng huyết áp, phụ nữ cho con bú không nên dùng thuốc lợi tiểu. Hầu hết các thuc hạ huyết áp đều an toàn với phụ nữ cho con bú, chỉ có các thuốc như doxazosin, amlodipine và nhóm ức chế men chuyển là chưa có dữ liệu về độ an toàn.
Tất cả phụ nữ mang thai và cho con bú đều cần thiết phải được theo dõi chặt chẽ mọi biến đổi của cơ thể, trong đó có vấn đề huyết áp. Nếu có những biểu hiện tăng huyết áp cần đến các trung tâm sản khoa và tim mạch để được điều trị phù hợp.


Hậu quả lâu dài trên h tim mạch
Những người bị tăng huyết áp ở lần mang thai đầu có nguy cơ cao bị tăng huyết áp ở lần mang thai sau. Họ còn có nguy cơ bị tăng huyết áp và đột quỵ cao sau này. Những người bị tiền sản giật hoặc chậm phát triển bào thai trong buồng tử cung sẽ tăng nguy cơ bị bệnh và nguy cơ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Theo các nhà khoa học, phụ nữ đã trải qua thời kỳ sinh nở mà không bị tăng huyết áp thì sẽ ít bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn những phụ nữ không sinh đẻ.

Khác với nam giới, những thay đổi nội tiết trong quá trình sinh đẻ còn giúp cho phụ nữ giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau này.
Bài thuốc chữa cao huyết áp cho phụ nữ sau sinh từ chè vằng
Chè vằng là một bí quyết của ông bà ta từ bao đời nay giúp phục hồi sức khoẻ cho phụ nữ sau sinh, đặc biệt còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh huyết áp, tim mạch, giúp làm mát gan và ổn định đường huyết. 

– Sắc nước lá chè vằng: Dùng 30- 50g lá chè vằng khô, rửa sạch đun với 1,5 nước, uống thay nước hàng ngày.
– Sử dụng trà túi lọc: Sử dụng từ 3-5 gói chè vằng với hãm với 1 lít nước sôi, để nguội và sử dụng thay nước trong ngày.
– Sử dụng cao chè vằng: Cắt 1/2 miếng (khoảng 10g), cho vào 1 lít nước sôi, khuấy cho tan hết và uống thay nước hàng ngày.