Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Chế độ dinh dưỡng cho người vàng da tắc mật

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quan trọng quyết định nên hiệu quả điều trị bệnh, đặc biệt là đối với các bệnh nhân vàng da tắc mật.


Khi bệnh nhân bị vàng da do tắc mật kéo dài, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy và phân sẽ có váng mỡ do mật không được bài tiết xuống ruột đầy đủ để tiêu hóa chất mỡ. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị thiếu các vitamin được hấp thu cùng với chất mỡ như vitamin A (thiếu sẽ gây bệnh quáng gà và khổ mắt), vitamin D (thiếu sẽ gây bệnh còi xương ở trẻ và bệnh loãng xương ở người lớn), vitamin K (thiếu sẽ dễ bị chảy máu do thiếu các chất giúp đông máu), vitamin E (cần cho sự chống lão hóa và cấu tạo của các tế bào cơ thể).

Khi có tắc mật, nhất thiết phải hạn chế các chất mỡ động vật. Dầu đậu nành có thể dễ tiêu hơn trong trường hợp có tắc mật nhưng dĩ nhiên nó cũng không thể cung cấp đầy đủ các chất béo cần thiết cho cơ thể. Mỗi tháng, bệnh nhân cần được tiêm bắp các loại vitamin tan trong mỡ như vitamin K1: 10mg, vitamin A: 10mg (10.000 UI), vitamin D: 0,25mg (10.000 UI). Tình trạng tác mật nặng và kéo dài có thể gây ngứa khắp người, lúc đó bệnh nhân cố thể uống thêm cholestyramine (Questran) để giảm bớt ngứa.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cùng việc bổ sung các loại vitamin qua đường uống, tiêm thì các bệnh nhân có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y đơn giản những lại hiệu quả để trị chứng vàng da tắc mật.
Bài thuốc Đông y chữa chứng vàng da tắc mật
+ Bài thuốc 1:

Mỗi ngày 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày.
+ Bài thuốc 2:
  • Rau má: 20g
  • Cỏ mực: 16g
  • Xa tiền thảo, cát căn, trần bì: 12g mỗi vị
  • Nhân trần, Uất kim, ngân hoa, chi tử, xích thược: 10g mỗi vị
  • Đại hoàng: 6g

Mỗi ngày 1 thang, sắc uống 3 lần trong ngày.
+ Bài thuốc 3:
  • Đinh lăng: 20g
  • Kim tiền thảo, lá tre, mã đề, trinh nữ, rễ bí đỏ: 16g mỗi vị
  • Ích mẫu, nhân trần: 12g mỗi vị
  • Trần bì: 10g.

Ngày 1 thang, sắc uống 3 lần.
Bài này giúp bài sỏi, thông ống dẫn mật, lieuj trình khoảng 7-10 ngày.

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm gan mãn tính

Khi gan bị viêm mãn tính, đa số các trường hợp không có triệu chứng, bệnh nhân hoàn toàn cảm thấy bình thường mặc dù gan có thể bị hư hoại ngày một nặng hơn. Một số bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi và ăn uống kém đi. Vì vậy bệnh nhân và người nhà nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.


Chế độ dinh dưỡng trong viêm gan mãn tính:
Chế độ ăn uống vẫn phải cân đối giữa các chất đường, đạm, béo... và cung cấp đầy đủ năng lượng. Ăn uống đầy đủ chất và năng lượng sẽ giúp cho bệnh nhân cảm thấy khoẻ hơn và cơ thể mới có đủ sức để chống chọi với tình trạng nhiễm trùng cũng như các tác dụng phụ do việc điều trị gây ra. 


Khi việc ăn uống, tiêu hóa vẫn còn bình thường và nhất là chưa bị sưng phù, bệnh nhân không cần thiết phải kiêng ăn quá mức ví dụ như không dám ăn trứng hay nêm nếm thức ăn quá lạt. Chính vì ăn kiêng quá mức và nhất là thức ăn quá nhạt nhẽo sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy chán ăn. Ăn uống kém sẽ càng làm cho bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức để hoạt động và cũng làm cho bệnh gan bị nặng hơn. 
Tuy nhiên, cũng cần hạn chế bớt các thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu. Nên chọn các loại đạm có giá trị dinh dưỡng cao mà “dễ tiêu” như đậu nành, đậu hũ... 
Ở những bệnh nhân bệnh gan mãn tính, khả năng dự trữ chất glycogen (là một loại đường được dự trữ ở gan) sẽ bị giảm, cho nên cần cung cấp đều đặn chất bột đường như bánh, trái cây ngọt; nếu không, bệnh nhân dễ có những cơn mệt lả, vã mồ hôi do giâm lượng đường trong máu.



Dù bệnh gan mãn tính do bất kỳ nguyên nhân nào, bệnh nhân cũng không nên uống rượu bia nhiều vì sẽ làm cho bệnh gan bị nặng hơn. Bệnh nhân có thể uống mỗi ngày một viên thuốc bổ (mul­tivitamin) để cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động bình thường của gan. Nếu viêm gan mãn do nghiện rượu, cần phải bổ sung thêm các vitamin nhóm B và axít folic.

Vấn đề dinh dưỡng trong viêm gan cấp

Trong viêm gan cấp, tế bào gan bị hư hoại cấp tính. Các hoạt động bình thường của gan có thể bị xáo trộn, thường biểu hiện trên lâm sàng bằng các triệu chứng: mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa như chán ăn, ăn không tiêu, sình bụng, tiêu chảy nhất là hay bị buồn nôn và ói ma.


Trong điều trị viêm gan cấp, chủ yếu là áp dụng một chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Không cần thiết phải kiêng ăn quá mức mà ngược lại còn phải ăn đầy đủ các chất và năng lượng. Năng lượng này rất cần thiết để gan hồi phục nhanh và cơ thể mau lấy lại sức.
Nguyên tắc thiết lập chế độ ăn trong viêm gan cấp là:
1. Cung cấp đầy đủ chất đạm như một người bình thường
Nên dùng các loại đạm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít chất béo như lòng trắng trứng, thịt bò, thịt heo, thịt gà nạc, sữa tách bơ, cá nạc, đậu hũ. Tuy nhiên, nếu bị viêm gan quá nặng, bắt đầu có những triệu chứng vật vã, lơ mơ thì lượng chất đạm không được quá 0,6-0,8g cho mỗi ký lô cân nặng trong mỗi ngày.
Nếu ăn nhiều hơn thì gan sẽ không thể “tiêu hóa” nổi. Các chất như amôniắc (NH3) sinh ra từ các chất đạm dư này không được gan đào thải, chúng sẽ tích tụ làm ảnh hưởng đến hoạt động của não.

2. Tăng chất bột - đường dễ hấp thu như gạo, ngũ cốc, đường, mật ong và hoa quả ngọt. Vì vậy, bệnh nhân thường được khuyên ăn nhiều trái cây ngọt như chuối.
3. Nên giảm bớt chứ không cữ hoàn toàn các chất béo như mỡ, bơ, dầu. 
Không ăn các thức ăn có nhiều cholesterol như óc, tim, gan, lòng heo, lòng bò, lòng đỏ trứng vì sự bài tiết mật có thể bị giảm hoặc bế tắc nên không tiêu hóa hết các chất béo. Chất béo chỉ sử dụng độ 10% tổng năng lượng tức là khoảng 15g/ngày.
4. Ăn nhiều rau quả sẽ cung cấp khoáng chất và các vitamin như vitamin A, B, C, E ... cần thiết cho hoạt động bình thường của gan.
5. Bỏ hẳn rượu bia và các thức uống có cồn cho đến khi gan hồi phục hoàn toàn, cần thận trọng khi sử dụng thuốc vì có một số thuốc có thể gây độc cho gan như thuốc an thần, các thuốc giảm đau-kháng viêm, ngay cả paracetamol (Acemoỉ, Panadol...). Khi cần sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, nên hỏi ý kiến của bác sĩ chứ không được tự tiện mua ở các nhà thuốc tây vì bệnh nhân không biết rõ thuốc nào sẽ có độc hại cho gan.


6. Ở những bệnh nhân bị ói mửa liên tục hoặc tiêu chảy nhiều, cần được nhập viện để “vô” nước biển (truyền dịch) và nuôi ăn bằng đường truyền tĩnh mạch
Nếu chỉ buồn nôn nhẹ thì không cần nhập viện. Nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày, ăn từng ít một, đừng ăn một lần quá no. Phần thức ăn nhiều nên ăn vào buổi sáng để tránh tình trạng đầy bụng và dễ nên sau khi ăn. Khi gan hồi phục lại hoàn toàn, có thể trở lại ăn uống như bình thường.

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Làm sao để điều trị ung thư tiền liệt tuyến hiệu quả?

Ung thư tiền liệt tuyến đang là nổi ám ảnh của cánh mày râu, đặc biệt là đối với những người đang ở độ tuổi trung niên và lão niên. Vậy có giải pháp nào cho cánh mày râu để thoát khỏi căn bệnh này không?


Các phương pháp điều trị:

- Điều trị phẫu thuật ung thư tiền tiệt tuyến như thế nào?
Điều trị phẫu thuật ung thư tiền liệt tuyến thường là phẫu thuật cắt bỏ tận gốc, tức lấy đi toàn bộ tiền liệt tuyến. Phẫu thuật này được làm ở khoảng 36% bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến còn khu trú tại chỗ. Tai biến xảy ra khi mổ ung thư là tai biến lúc gây mê, chảy máu chỗ mổ, liệt dương chiếm tỷ lệ 30% - 70%, tiểu không tự chủ chiếm 3%-10% bệnh nhân.


Những tiến bộ gần đây giúp làm giảm biến chứng của phẫu thuật cắt bỏ tận gốc. 
Nếu sau khi mổ, mà bệnh nhân bị liệt dương thì có thể điều trị bằng sildenafil (Viagra) viên uống, hoặc chích thuốc alprostadil (Caverject) vào dương vật, bằng phương pháp bơm hoặc dùng dụng cụ tác động lên dương vật (dương vật giả). Tiểu không kiểm soát thường hồi phục theo thời gian, đặc biệt là tập luyện và dùng thuốc để kiểm soát són tiểu.

- Xạ trị trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến được thực hiện như thể nào?
Mục tiêu của xạ trị là nhằm phá huỷ các tế bào ung thư và ngăn không cho chúng phát triển hay tiêu diệt chúng. Các thử nghiệm lâm sàng đã hướng tới việc dùng tia xạ để điều trị ung thư tiền liệt tuyến còn khu trú. Thử nghiệm này cho thấy rằng xạ trị mang lại kết quả sống sót sau 10 năm tương đương với phương pháp mổ. Tiểu không kiểm soát và liệt dương xảy ra do phương pháp mổ có lẽ cao hơn so với xạ trị. Tuy nhiên, tái phát ung thư đôi lúc có thể xảy ra sau xạ trị.
Việc chọn lựa xạ trị và phẫu thuật để điều trị ung thư tiền liệt tuyến khu trú tại chỗ tuỳ thuộc vào sự chọn lại của bệnh nhân, tuổi tác, các bệnh khác phối hợp cũng như mức độ lan rộng của ung thư.


Xạ trị có thể là xạ trị ngoài thời gian 6 - 7 tuần hoặc cũng có thể là xạ trị trong, tức cắm chất phóng xạ trực tiếp vào tiền liệt tuyến.
+ Phương pháp xạ trị ngoài là dùng tia X có năng lượng cao chiểu thẳng trực tiếp vào khối ung thư.
+ Xạ trị trong là người ta dùng kim cắm xuyên qua tuyến tiền liệt ung thư dưới hướng dẫn của siêu âm. 
Lợi ích và bất lợi của xạ trị trong và xạ trị ngoài đến nay vẫn chưa có nghiên cứu.

- Hormone điều trị ung thư tiền liệt tuyến là gì?
Hormone nam còn gọi là testosterone, hormone này kích thích tế bào tiền liệt tuyến bị ung thư, làm u to ra thêm. Lý tưởng nhất trong tất cả các hormone điều trị là giảm được sự kích thích tế bào ung thư do testosterone.

Điều trị bằng hormone cũng được kể đển như là biện pháp làm giảm lượng testosterone trong máu, cũng có thể bằng mổ hoặc bằng thuốc. 
+ Điều trị phẫu thuật tinh hoàn (hay còn gọi là thiến) là phương pháp làm giảm hormone. Phẫu thuật này là cắt bỏ tận gốc nơi sản xuất ra testosterone của cơ thể. 
+ Điều trị bằng hormone bao gồm dùng một hoặc hai loại thuốc. Một loại thuốc được chọn lựa là thuốc kháng LH-RH. Thuốc này có tác dụng cạnh tranh với LH-RHcủa cơ thể. Do đó thuốc này ức chế sự phóng thích LH-RH từ não. Một loại thuốc khác cũng được chọn lựa, là loại thuốc có tác dụng kháng androgenic, là thuốc kháng nội tiết tố nam. Thuốc này ức chế tác dụng của testosterone trị tiền liệt tuyến.


Hiệu quả và tác dụng phụ của điều trị bằng hormone cũng ngang như thiến. Cả hai phương pháp điều trị bằng hormone này đều có tác dụng loại bỏ sự kích thích tế bào ung thư của testosterone. Tuy nhiên, một số u tiền liệt tuyến không đáp ứng với các hình Thửc điều trị này. Đó là những dạng ung thư tiền liệt tuyến không phụ thuộc với androgen (nội tiết tố nam). Tác dụng phụ chủ yếu của các phương pháp điều trị hormone (do mất đi nội tiết tố nam) này là làm vú người đàn ông to ra và bất lực (liệt dưong).

Thường phương pháp điều trị bằng hormone dành cho những bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến đã tiến triển xa hoặc ung thư đã di căn. Đôi khi, người bệnh chỉ bị ung thư tiền liệt tuyến còn khu trú nhưng vẫn điều trị bằng phương pháp hormone vì người bệnh có thêm những bệnh nặng khác phối hợp, hay đơn giản là người bệnh từ chối mổ hay xạ trị. 
Điều trị bằng hormone thường áp dụng cho ít hơn 10% bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến còn khu trú. Nên nhớ rằng, điều trị bằng hormone chỉ là tạm thời. Mục đích là kiểm soát bệnh ung thư hơn là chữa bệnh ung thư vì bệnh ung thư không thể chữa được.

- Liệu pháp “lạnh ” trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến là gì?
Liệu pháp “lạnh” là một trong những phương pháp chữa trị mới mẻ đang được thử nghiệm dùng trong chữa trị ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn sớm. Với phương pháp này tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt bằng cách bị đông cứng lại. Sự đông cứng sẽ xảy ra khi tiêm trực tiếp vào tuyến tiên liệt một dung dịch lạnh (ví dụ nitơ hay argon ở thể lỏng). Quá trình trên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của siêu âm. 

Hiện nay, phương pháp “lạnh” đang được khuyến cáo sử dụng cho những bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn còn khu trú mà vì một lý do nào đó không thể thực hiện được bất kỳ phương pháp chữa trị nào khác. Người ta vẫn còn đang nghiên cứu xem những bệnh nhân nào có thể áp dụng biện pháp này có lợi nhất. 
Tuy nhiên, hiệu quả của liệu pháp này trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến còn chưa được chứng minh cụ thể. Chúng ta được biết rằng đôi khi dung dịch tiêm vào lại không tiêu diệt được hết tế bào ác tính. Hơn nữa, phương pháp này còn “âm thầm” gây những tổn thương lên bàng quang và niệu đạo. Những tổn thương này có thể gây tắc nghẽn niệu đạo, rò niệu đạo (rỉ nước tiểu ra từ một đường bất thường), hoặc gây những nhiễm trùng trầm trọng.

- Thế nào là hoá trị trong ung thư tiền liệt tuyến?
Hoá trị là phương pháp điều trị bằng thuốc, mà ở đây là những thuốc chống ung thư. Đây được coi như là một phương pháp điều trị tạm thời dành cho những trường hợp bệnh đã tiến triển xa, không thể điều trị có hiệu quả. Cũng cần ghi nhận rằng những thuốc này làm khối u phát triển chậm hơn và làm giảm các triệu chứng của bệnh nhân. 
Thường không áp dụng hoá trị cho ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn còn khu trú bởi còn nhiều phương pháp khác tốt hơn. Hoá trị thường dùng trong trường hợp ung thư tiền liệt tuyến đã di căn xa (tế bào ung thư đã xâm nhập đển những nơi khác trong cơ thể) và không đáp ứng với những phương pháp điều trị khác.

Những tác dụng khác thường thấy của hoá trị là mệt mỏi, buồn nôn, rụng tóc, và gây suy tuỷ. Đối với suy tuỷ, thì lần lượt giảm hồng cầu (gây thiểu máu), giảm bạch cầu (dễ nhiễm trùng), giảm tiểu cầu (dễ chảy máu).

- Thể còn những loại thảo dược hay những phương thuốc điều trị thay thế khác?
Những thuốc điều trị thay thể gồm những phương pháp không “chính thống” như dùng thảo dược, chế độ ăn kèm theo, châm cứu. Trong phương pháp dùng thảo dược, những thành phần của thuốc không được tiêu chuẩn hoá, cơ chế tác dụng của các loại thảo dược cũng như các tác dụng lâu dài của nó chưa được biết rõ.


Tuy nhiên, trên thực tế cũng đã có nhiều bệnh nhân sử dụng phương pháp này và đem lại hiệu quả tốt. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp hỗ trợ cho việc điều trị ung thư tiền liệt tuyến bằng các phương pháp khác như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị,...
Một số thảo dược giúp phòng và hỗ trợ trị ung thư tiền liệt tuyết tốt như: rễ cây tầm ma, rễ cây hồng quân, hoa đu đủ đực,...
⋙ Xem thêm: 

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư tiền liệt tuyến là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất ở nam giới. Theo thống kê ở mỹ, năm 1999, có 185.000 trường hợp ung thư tiền liệt tuyến mới đưọc chẩn đoán tại Mỹ. Trong số đó có hơn 31.000 trường hợp tử vong có liên quan đến bệnh ung thư tiền liệt tuyến năm 2000.



Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra ung thư tiền liệt tuyến vẫn chưa rõ, các yếu tố nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến bao gồm:
+ Lớn tuổi: Nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến tăng theo tuổi. Vì vậy ung thư tiền liệt tuyến cực kỳ hiếm gặp ở người dưới 40 tuổi, trong khi ung thư tiền liệt tuyến lại rất thường gặp ở đàn ông trên 80 tuổi.
+ Di truyền cũng là yếu tố nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến.
Yếu tố môi trường như hút thuốc lá, ăn nhiều mỡ bão hoà sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến. Tất cả những chất hay độc tố trong môi trường hay từ chất thải của ngành công nghiệp nặng có thể khỏi phát bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Triệu chứng của bệnh
Vào giai đoạn sớm, ung thư tiền liệt tuyến thường không gây ra triệu chứng trong suốt vài năm. Ung thư tiền liệt tuyến thường được phát hiện đầu tiên bởi những bất thường trong xét nghiệm máu hoặc sờ thấy một khối cứng ở tiền liệt tuyến.


Khi khối ung thư lớn gây chèn ép vào niệu đạo làm cho người bệnh khó đi tiểu, tiểu lắt nhắt, phải rặn. Người bệnh có thể có cảm giác Tiểu rát, tiểu ra máu. Nếu khối ung thư tiền liệt tuyến tiếp tục phát triển có thể gây bí tiểu hoàn toàn, làm cho người bệnh đau vùng bụng dưới, bàng quang căng to vì không thể đi tiểu được.
Về sau, khối ung thư tiền liệt tuyến xâm lấn sang các cơ quan lân cận, hay đi xa hơn đển các hạch bạch huyết vùng chậu; các đốt sống thắt lưng thấp hay xương chậu, là nguyên nhân gây ra đau lưng hay đau vùng chậu; lan đến gan, phổi, nếu lan đến gan sẽ gây ra đau bụng và vàng da, còn lan đến phổi gây ra đau ngực và ho.

Cách phát hiện bệnh
Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến là thực hiện thường xuyên, cách đều nhằm phát hiện ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn sớm. Nếu kết quả tầm soát bình thường, thì coi như hiện tại không mắc bệnh. Nếu kết quả xét nghiệm có bất thường thì nghi ngờ có bệnh, khi đó cần làm thêm một số xét nghiệm khác để chẩn đoán (cũng giúp chẩn đoán phân biệt). 

Khi có một hoặc hai xét nghiệm tầm soát có bất thường thì ung thư tiền liệt liệt tuyến được nghi ngờ trước tiên. Các thăm khám tầm soát này bao gồm khám tiền liệt tuyến bằng tay và đo chất PSA (kháng nguyên đặc hiệu của tiền liệt tuyến). Bác sĩ dùng ngón tay trỏ đưa qua ngả hậu môn để khám, nhằm phát hiện những bất thường của tiền liệt tuyến như sờ thấy cứng, bờ không đều, tất cả những dấu hiệu này nghi ngờ ung thư tiền liệt tuyến. 
Vì vậy, bác sĩ thường khuyên người đàn ông trên 40 tuổi nên được khám tiền liệt tuyến bằng tay mỗi năm một lần.

Tìm hiểu chung về căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Tiền liệt tuyến là gì?
Tiền liệt tuyến là một cơ quan nằm ở bụng dưới hay cổ bàng quang. Là tuyến bao quanh đoạn đầu của niệu đạo.
Chức năng của tuyến tiền liệt:
+ Giúp kiểm soát nước tiểu bằng cách tạo áp lực trực tiếp đối với phần niệu đạo mà tiền liệt tuyến bao quanh.
+ Sản xuất một số chất có trong tinh dịch như muối khoáng và đường. 
Tinh dịch là chất dịch có chứa tinh trùng. Tuy nhiên tinh dịch còn được sản xuất không phải hoàn toàn từ tiền liệt tuyến.


Ở nam giới còn trẻ có thể kích thước tiền liệt tuyến bằng như quả óc chó. Tuy nhiên tiền liệt tuyến lớn lên theo tuổi. Tiền liệt tuyến to lên theo tuổi được gọi là phi đại tiền liệt tuyến lành tính, bệnh này không phải là ung thư tiền liệt tuyến. Cả hai vấn đề phì đại lành tính (hay gọi là u xơ) tiền liệt tuyến và ung thư tiền liệt tuyến có thể là cùng nguyên nhân của vấn đề ở người đàn ông lớn tuổi. 
Chẳng hạn tiền liệt tuyến lớn có thể gây chèn ép hay gây ảnh hướng đển chỗ thoát nước tiểu của bàng quang hay niệu đạo, gây tiểu khó. Kết quả là tiểu lâu, lắt nhắt, tiểu phải rặn, tiểu nhiều lần, đặc biệt về ban đêm hay đi tiểu.

Ung thư tiền liệt tuyến là gì?
Ung thư tiền liệt tuyến là khối u ác tính phát triển từ tế bào của tiền liệt tuyến. Khối u thường phát triển chậm và kéo dài trong nhiều năm. Trong suốt thời gian này, khối u thường có rất ít hoặc không có triệu chứng hoặc có biểu hiện triệu chứng (bất thường khi khám bệnh).
Tuy nhiên, khi ung thư tiến triển, ung thư lớn lên và xâm lấn sang mô xung quanh (lan rộng tại chỗ). Hơn nữa, ung thư cũng có thể di căn (lan xa hơn) đển các vùng khác của cơ thể như xương, phổi, gan. Triệu chứng ở những nơi di căn đến thường kết hợp với triệu chứng của ung thư tiền liệt tuyến.

Tại sao ung thư tiền liệt tuyến lại nguy hiểm?

Ung thư tiền liệt tuyến là một bệnh ác tính thường gặp ở đàn ông Mỹ, nguyên nhân tử vong thứ 2 của bệnh ung thư, sau ung thư phổi. Đa số những nhà chuyên môn đề nghị rằng tất cả những người đàn ông từ 40 tuổi trở đi nên tầm soát ung thư tiền liệt tuyến mỗi năm một lần.

Các giai đoạn của ung thư tiền liệt tuyến
Việc phân chia giai đoạn ung thư tiền liệt tuyến dựa vào mức độ lan rộng của ung thư. Ung thư tiền liệt tuyến được chẩn đoán dựa vào sinh thiết, thêm vào đó là đánh giá ung thư có di căn hay chưa, bằng cách sinh thiết các cơ quan lận cận như trực tràng, bàng quang, hay các hạch vùng chậu. Thêm vào đó cần làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh.
Tóm lại, bác sĩ chia giai đoạn ung thư tiền liệt tuyến trước tiên là dựa trên kết quả sinh thiết tiền liệt tuyến và có thể là trên các mẫu sinh thiết khác và chụp phim. 
Có hai hệ thống chính được sử dụng để phân chia giai đoạn ung thư. 


- Theo Hội Ung thư Mỹ về sắp xếp giai đoạn:
Giai đoạn A là ung thư còn rất nhỏ, không thể sờ đụng được khi bác sĩ khám bệnh, cũng không thể thấy được khi làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh; tổn thương này chỉ có thể phát hiện khi quan sát dưới kính hiển vi. 
Giai đoạn B, là khối u lớn hơn, có thể sờ thấy được nhưng chỉ nằm khu trú tại tuyến tiền liệt. 
Giai đoạn C là khối ung thư ăn lan ra cơ quan lân cận. 
Giai đoạn D1, ung thư lan ra gần ở hạch chậu; D2 là ung thư lan xa hơn (di căn) chẳng hạn như xương, gan, phổi.
- Một hệ thống khác phân chia giai đoạn ung thư tiền liệt tuyến gọi là u, hạch, di căn (TNM). Theo cách phân chia này:
+ T1 và T2 tương đương giai đoạn A và B như hệ thống phân loại đã nêu ở trên. 
+ T3 được mô tả là ung thư lan ra khỏi bao của tiền liệt tuyến.
+ T4 là ung thư lan ra mô xung quanh. 
+ N1 tương đương giai đoạn D1 và M1 tương đương giai đoạn D2.

⋙ Xem thêm:

Các phương pháp điều trị ung thư đường mật

Thông thường người ta chỉ biết ung thư gan dạng ung thư tế bào gan, nhưng có dạng ung thư đường dẫn mật rất quan trọng mà chẩn đoán vô cùng khó khăn, khi đã chẩn đoán ra bệnh thường đã quá trễ.

Ung thư đường mật thường xảy ra ở người lớn trên 60 tuổi với nam giới hoi chiếm ưu thế, mặc dù thỉnh thoảng người trẻ vẫn mắc bệnh ung thư đường dẫn mật. Những điều kiện khác nhau như viêm đường mật (cholangitis), sỏi, tắc nghẽn đường mật có liên quan đến tần xuất gia tăng carcinoma đường mật.

Một số yếu tố có thể gây ung thư đường mật:
  • Bệnh túi mật.
  • Viêm xơ đường ruột.
  • Nhiễm sán lá gan.
  • Viêm loét đại tràng.
  • Viêm gan c kèm nhiễm ký sinh trùng.
Các dấu hiệu lâm sàng
Những bệnh nhân biểu hiện vàng da với phân bạc màu, tiểu sậm và ngứa. Những triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân và sốt không tìm được nguyên nhân có thể đồng hành hoặc đi trước sự tiến triển của vàng da.
Cản trở đường mật có thể gây nên những vấn đề thứ phát nghiêm trọng. Đầu tiên, những bệnh nhân tắc mật sẽ dẫn đến viêm đường mật.
Một vấn đề thứ phát thường gặp là thiếu nước và dinh dưỡng ở những bệnh nhân tắc mật trầm trọng do buồn nôn, nôn, và mệt mỏi toàn thân. Sự bổ sung đầy đủ lượng nước thiếu và dinh dưỡng là quan trọng để tránh những biến chứng nặng sau phẫu thuật.


Các phương pháp điều trị
- Phẫu thuật cắt bỏ
Diễn tiến tự nhiên của bệnh nhân carcinoma đường mật là xấu với mong muốn sống sót 5 năm. Chỉ có một phương án điều tạ được đưa ra là phẫu thuật cắt bỏ. Nhưng cần có sự cân nhắc trước phẫu thuật và sự lựa chọn của bệnh nhân.
Phẫu thuật cắt bỏ điều trị là kết quả tiên đoán mạnh nhất, và có khả năng thực hiện ở những trung tâm chuyên ngành với tỉ lệ tử vong khoảng 5 đến 10%.
- Hoá trị và xạ trị
Carcinoma đường mật đáp ứng kém với cả điều trị hoá chất và tia xạ. Việc dùng hoá trị và xạ trị đơn độc hay phối hợp với phẫu thuật vẫn còn tranh cãi.
Có ba vấn đề khác nhau có thể dùng hoá trị liệu. Đầu tiên, như là điều trị tân dược trước khi phẫu thuật cắt bỏ. Thứ hai là điều trị hỗ trợ sau khi phẫu thuật cắt bỏ điều trị hay phẫu thuật cắt bỏ không điều trị. Ba là điều trị giảm đau.
- Ghép gan
Ghép gan đã được đề xuất như là một điều trị lý tưởng cho những khối u gan tiên phát, hỗ trợ cho việc cắt bỏ khối u hoàn toàn. Những kết quả của việc ghép gan đối với carcinoma đường mật là thất bại, với tỉ lệ sống còn 5 năm chỉ có 17% và thời gian sống còn trung bình chỉ là 15 tháng.
Vì vậy, trong carcinoma đường mật vẫn được coi như là chống chỉ định ghép gan ở hầu hết các trung tâm, những kế hoạch hỗ trợ mới và những kỹ thuật chẩn đoán mới có thể đưa đển một sự cân nhắc lại về việc ghép gan ở carcinoma đường mật.


- Điều trị giảm đau
Điều trị vàng da do tắc nghẽn là trọng tâm chỉnh ở những bệnh nhân carcinoma đường mật không phẫu thuật được. Những nghiên cứu có kiểm soát so sánh những quy trình khác nhau không thấy sự tiện dụng nào hơn. Sự lựa chọn từng phương pháp điều trị dựa vào mức độ bệnh và tình trạng của bệnh nhân.
Bài thuốc bạch hoa xà thiệt thảo hỗ trợ điều trị ung thư đường mật:
+ Bài thuốc 1:

Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2-3 lần trong ngày.
+ Bài thuốc 2:
  • Bạch hoa xà thiệt thảo 40 g
  • Nhân trần 40 g
  • Kim tiền thảo 40 g

Sắc uống ngày một thang (lợi đởm hợp tễ). 

Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017

Làm sao để chẩn đoán, xác định ung thư vú

Ung thư vú (UTV) là một căn bệnh hay gặp và có tỷ lệ gây tử vong hàng đầu trong số các loại bệnh ung thư ở nữ giới ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, cùng với ung thư cổ tử cung thì ung thư vú căn bệnh ung thư hàng dầu ở nữ giới.


Cho đến nay, với sự phát triển của y học thì căn bệnh này đã có thể được chẩn đoán sớm từ đó có những biện pháp điều trị đem lạ hiệu quả.
Ba phương pháp kinh điển chẩn đoán xác định ung thư vú:
- Lâm sàng: Khối u vú thường không gây đau, một số trường hợp có chảy dịch đầu vú (dịch máu hoặc dịch vàng chanh) u có mật độ cứng rắn, mặt gồ ghề, ranh giới có thể rõ hoặc không.
Trong những trường hợp đến muộn, u có thể xâm lấn vào thành ngực làm hạn chế di động hoặc xâm nhiễm da tạo hình ảnh “sần da cam” hoặc vỡ loét, đôi khi ung thư vú cũng biếu hiện như một viêm tấy lan toả vùng vú (ung thư vú thể viêm).
Trong nhiều trường hợp bệnh nhân thường có hạch nách cùng bên, hạch có thể có các mức độ tổn thương từ mềm đến cứng hoặc xâm nhiễm dính vào xung quanh tuỳ theo mức độ tiến triển bệnh. Trong mọi trường hợp đều phải lưu ý khám hạch thượng đòn và tuyến vú đối bên.
- Chụp X-quang tuyến vú: tổn thương điển hình có dạng hình sao nhiều chân, co kéo tổ chức tuyến vú, có nhiều chấm vi canxi hoá tập họp thành đám.


- Xét nghiệm tế bào học: Thường thấy các tế bào ung thư mất sự kết dính, đa hình thái, tỷ lộ nhân nguyên sinh chất tăng...
Khi cả ba phương pháp trong bộ ba kinh điển đều cho kết quả dương tính thì có thể đi đến chấn đoán xác đinh. Nếu một trong ba phương pháp này nghi ngờ, bác sĩ lâm sàng có thể chỉ đinh sinh thiết kim, sinh thiết tức thì hoặc sinh thiết mở thường quy để khẳng định chẩn đoán.
Các phương pháp chẩn đoán khác:
- Sinh chiếc kim: Cho phép lấy mảnh tổ chức làm xét nghiệm giải phẫu bệnh định typ mô bệnh học và các xét nghiệm cao cấp khác.
- Sinh chiếc tức chì: Cho phép chẩn đoán xác định ung thư ngay khi bệnh nhân ở trên bàn mổ.
- Sinh chiếc mở: Trong nhiều trường hợp chỉ phát hiện được ung thư sau khi đã phẫu thuật lấy u. Vì vậy, mọi trường hợp mổ u vú đều bắt buộc phải kiểm tra giải phẫu bệnh khối u, đặc biệt là đối với các bệnh nhân trên 35 tuổi.
Các xét nghiệm đánh giá bilan (sự cân đối) chung và đánh giá tình trạng di căn xa: xét nghiệm máu, sinh hoá, siêu âm, X-quang
Chẩn đoán giai đoạn
Chẩn đoán TNM và giai đoạn theo Tổ chức Chống ung thư quốc tế UICC 2002.


T: u nguyên phát (Pnmary tumor).
Tx: Không xác đinh được u nguyên phát.
To: Không có dấu hiệu u nguyên phát.
Tis: Carcinoma tại chỗ: carcinoma nội ống, carcinoma thể thuỳ tại chỗ, hoặc bệnh Paget của núm vú nhưng không sờ thấy u.
Tl: u có đường kính lớn nhất không vượt quá 2cm.
TI vi thế: U có đường kính 0,1 cm.
TI a: 0,1 U 0,5 cm.
Tlb: 0.5 cm U 1 cm.
T1c : 1 < U 2 cm.
T2: 2cm < U 5cm.
T3: U > 5cm.
T4: U mọi kích thước nhưng có xâm lấn thành ngực hoặc da bao gồm.
T4a: Xâm lấn tới thành ngực.
T4b: U xâm lấn tới da bao gồm sần da cam hoặc loét da vú, hoặc nhiều khối u dạng vệ sinh ở da.
T4c: Bao gồm T4a và T4b nhưng giới hạn ở một bên vú.
(Chú giải: Thành ngực bao gồm xưong sườn, cơ liên sườn 11 và cơ răng trước không lý như cơ ngực lớn).
N: Hạch vùng.
Nx : Không xác đinh được hạch vùng (ví dụ hạch đã được lấy bỏ).
NO : Không có di căn hạch vùng.
NI : Di căn hạch nách cùng bên di động.
N2: Di căn hạch nách cùng bên dính nhau hoặc dính vào tổ chức xung quanh.
N3: Di căn hạch vú trong và/hoặc hạch thượng đòn cùng bên.
M : Di căn xa.
Mx: Không xác đinh được di căn xa.
M0: Không có di căn xa.
Ml: Di căn xa.

Tóm lại, ung thư vú là một căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ Việt Nam cũng như trên thế giới, trong chẩn đoán và điều trị ung thư vú đòi hỏi phải nắm vững những kiến thức cơ bản về sinh bệnh học và cũng rất cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các thầy thuốc thuộc nhiều chuyên khoa sâu về ung thư học nhằm đạt được thành công ở mức độ cao nhất.