Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

Làm cách nào phòng ngừa và điều trị bệnh quai bị?

Quai bị là một căn bệnh do vi rút gây ra ở tuyến nước bọt. Đây là một bệnh rất dễ truyền nhiễm qua đường hô hấp, nước bọt hoặc đường ăn uống, … Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường dễ mắc bệnh nhất là ở trẻ em độ tuổi từ 5 đến 8, còn đối với người lớn thì ít hơn.


Quai bị có nguy hiểm không?
Đây là một căn bệnh khá dễ gặp ở trẻ em, đặc biệt là vào mùa hè và mùa xuân, những lúc thời tiết nắng nóng. Theo cảnh báo của WHO thì căn bệnh này có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó nặng nhất có thể dẫn đến vô sinh.
Theo nghiên các nghiên cứu thì nếu bệnh nhân chủ quan, không điều trị đúng cách có thể dẫn đến biến chứng làm viêm teo tinh hoàn ở nam (thường chiếm tỷ lệ cao) hoặc suy buồng trứng ở nữ (tỷ lệ thấp hơn). Vì vậy quai bị cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Các triệu chứng của bệnh quai bị là gì?
Bạn có thể phát hiện ra mình hoặc người khác có bị quai bị không thông qua một số biểu hiện sau:
- Khi mới bị, bạn sẽ có cảm giác khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai và khó nhai (xuất hiện khoảng một đến hai ngày).
- Bạn bị sốt cao từ 39 - 40 độ C trong 3 đến 4 ngày cộng với chảy nước bọt.
- Một bên má ở gần mang tai bắt đầu sưng to và một hoặc vài ngày sẽ lan sang bên kia gây cảm giác đau khi nuốt.
- Chỗ sưng nhưng không tấy đỏ, và không hoá mủ nhưng da bóng lên, ấn không lún, họng hơi đỏ và lỗ ống Stenon hơi tấy lên.


Cách điều trị và phòng bệnh quai bị
Khi có các triệu chứng của quai bị thì bạn nên:
- Cần hạ sốt, hạ thân nhiệt bằng khăn ấm.
- Người mắc bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để phòng tránh lây nhiễm. Tốt nhất là nên cách ly người bệnh khoảng 2 tuần kể từ khi phát hiện bệnh.
- Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, bôi hoặc đắp lên vùng bị sưng đau để tránh bị nhiễm độc.
- Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ nhưng cũng cần lưu ý kiêng nước lạnh và gió. Nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối hoặc nước muối sinh lý.
- Nên để bệnh nhân nghỉ ngơi và hạn chế vận động.
- Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt nên ăn nhiều loại rau xanh và trái cây tươi để tăng cường miễn dịch, không ăn cá mè, cá chép, đồ nếp.
- Nếu sốt cao liên tục và không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng thì cần sớm đưa đến bệnh viện.


Các bài thuốc Đông y trị quai bị
Bên cạnh các cách phòng bệnh và điều trị trên, sử dụng các bài thuốc Đông y trị quai bị cũng mang lại kết quả rất tốt trong trường hợp chưa xuất hiện biến chứng.
BÀI THUỐC TRỊ QUAI BỊ
+ Dược liệu:
Bản lam căn: …….. 10gr
Bồ công anh: …….. 6gr
Quán chúng: …….. 10gr
Thảo hà xa: ……… 10gr
Huỳnh bá: ……….. 10gr
Xích thược: ……… 6gr
Đại hoàng: ………. 6gr
+ Chủ trị:
Bệnh quai bị. Tây y gọi là viêm tuyến nước bọt tính truyền nhiễm.
+ Công hiệu:
Tiêu trừ bệnh quai bị
+ Cách dùng:
Sắc uống mỗi ngày 1 thang
BÀI THUỐC TIÊU ĐÀM ĐỘC
+ Dược liệu:
Công lao diệp: ….. 15gr
Hạ khô thảo: ……. 15gr
Huỳnh liên: ……… 6gr
Triết bối mẫu: …... 10gr
Tử địa đinh: ……... 15gr
Kim ngân hoa: …. 10gr
Xích thước: …….. 10gr
Hải tảo: …………. 10gr
Côn bố: …………. 10gr
+ Cách dùng:
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
+ Công hiệu:
Tiêu đàm, tan kết hạch.
+ Chủ trị:

Viêm tuyến lâm ba cấp tính.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét