Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Tìm hiểu chung về căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Tiền liệt tuyến là gì?
Tiền liệt tuyến là một cơ quan nằm ở bụng dưới hay cổ bàng quang. Là tuyến bao quanh đoạn đầu của niệu đạo.
Chức năng của tuyến tiền liệt:
+ Giúp kiểm soát nước tiểu bằng cách tạo áp lực trực tiếp đối với phần niệu đạo mà tiền liệt tuyến bao quanh.
+ Sản xuất một số chất có trong tinh dịch như muối khoáng và đường. 
Tinh dịch là chất dịch có chứa tinh trùng. Tuy nhiên tinh dịch còn được sản xuất không phải hoàn toàn từ tiền liệt tuyến.


Ở nam giới còn trẻ có thể kích thước tiền liệt tuyến bằng như quả óc chó. Tuy nhiên tiền liệt tuyến lớn lên theo tuổi. Tiền liệt tuyến to lên theo tuổi được gọi là phi đại tiền liệt tuyến lành tính, bệnh này không phải là ung thư tiền liệt tuyến. Cả hai vấn đề phì đại lành tính (hay gọi là u xơ) tiền liệt tuyến và ung thư tiền liệt tuyến có thể là cùng nguyên nhân của vấn đề ở người đàn ông lớn tuổi. 
Chẳng hạn tiền liệt tuyến lớn có thể gây chèn ép hay gây ảnh hướng đển chỗ thoát nước tiểu của bàng quang hay niệu đạo, gây tiểu khó. Kết quả là tiểu lâu, lắt nhắt, tiểu phải rặn, tiểu nhiều lần, đặc biệt về ban đêm hay đi tiểu.

Ung thư tiền liệt tuyến là gì?
Ung thư tiền liệt tuyến là khối u ác tính phát triển từ tế bào của tiền liệt tuyến. Khối u thường phát triển chậm và kéo dài trong nhiều năm. Trong suốt thời gian này, khối u thường có rất ít hoặc không có triệu chứng hoặc có biểu hiện triệu chứng (bất thường khi khám bệnh).
Tuy nhiên, khi ung thư tiến triển, ung thư lớn lên và xâm lấn sang mô xung quanh (lan rộng tại chỗ). Hơn nữa, ung thư cũng có thể di căn (lan xa hơn) đển các vùng khác của cơ thể như xương, phổi, gan. Triệu chứng ở những nơi di căn đến thường kết hợp với triệu chứng của ung thư tiền liệt tuyến.

Tại sao ung thư tiền liệt tuyến lại nguy hiểm?

Ung thư tiền liệt tuyến là một bệnh ác tính thường gặp ở đàn ông Mỹ, nguyên nhân tử vong thứ 2 của bệnh ung thư, sau ung thư phổi. Đa số những nhà chuyên môn đề nghị rằng tất cả những người đàn ông từ 40 tuổi trở đi nên tầm soát ung thư tiền liệt tuyến mỗi năm một lần.

Các giai đoạn của ung thư tiền liệt tuyến
Việc phân chia giai đoạn ung thư tiền liệt tuyến dựa vào mức độ lan rộng của ung thư. Ung thư tiền liệt tuyến được chẩn đoán dựa vào sinh thiết, thêm vào đó là đánh giá ung thư có di căn hay chưa, bằng cách sinh thiết các cơ quan lận cận như trực tràng, bàng quang, hay các hạch vùng chậu. Thêm vào đó cần làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh.
Tóm lại, bác sĩ chia giai đoạn ung thư tiền liệt tuyến trước tiên là dựa trên kết quả sinh thiết tiền liệt tuyến và có thể là trên các mẫu sinh thiết khác và chụp phim. 
Có hai hệ thống chính được sử dụng để phân chia giai đoạn ung thư. 


- Theo Hội Ung thư Mỹ về sắp xếp giai đoạn:
Giai đoạn A là ung thư còn rất nhỏ, không thể sờ đụng được khi bác sĩ khám bệnh, cũng không thể thấy được khi làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh; tổn thương này chỉ có thể phát hiện khi quan sát dưới kính hiển vi. 
Giai đoạn B, là khối u lớn hơn, có thể sờ thấy được nhưng chỉ nằm khu trú tại tuyến tiền liệt. 
Giai đoạn C là khối ung thư ăn lan ra cơ quan lân cận. 
Giai đoạn D1, ung thư lan ra gần ở hạch chậu; D2 là ung thư lan xa hơn (di căn) chẳng hạn như xương, gan, phổi.
- Một hệ thống khác phân chia giai đoạn ung thư tiền liệt tuyến gọi là u, hạch, di căn (TNM). Theo cách phân chia này:
+ T1 và T2 tương đương giai đoạn A và B như hệ thống phân loại đã nêu ở trên. 
+ T3 được mô tả là ung thư lan ra khỏi bao của tiền liệt tuyến.
+ T4 là ung thư lan ra mô xung quanh. 
+ N1 tương đương giai đoạn D1 và M1 tương đương giai đoạn D2.

⋙ Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét