Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Người bệnh sỏi bàng quang, bướu cổ nên ăn uống như thế nào?

Chế độ ăn uống là một yếu tố rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Đối với bệnh sỏi bàng quang hay bệnh bướu cổ cũng vậy, người bệnh cần quan tâm, lưu ý hơn trong chế độ ăn uống.

1/ THỰC PHẨM NÊN DÙNG:
Trong thời kỳ sốt thấp, trong nước tiểu vàng có lẫn máu, nên dùng các thực phẩm thanh đạm, mát là tốt nhất. Các loại thực phẩm nên dùng phụ như ngó sen tươi, mã đề, cải trắng, rau chân vịt, rau mùi.


Bệnh chuyển qua mãn tính, thân thể dần dần suy nhược, có thể ăn nhiều cháo thuốc như sơn dược, khiếm thực, bo bo, câu kỷ nấu với cháo mà ăn kèm. Ngoài ra, các loại trứng, cá chép, ba ba làm thực phẩm phụ, đều có tác dụng bổ hư cố thận có thể chọn mà dùng.
Người bệnh bướu cổ đơn thuần, thiếu chất iốt, có thể ăn các loại hải sản như côn bố (hải đái), rong biển tím đan thái, can sứa, cá mực. Nhưng không phải ăn càng nhiều càng tốt iốt quá nhiều sẽ làm cho bướu cổ càng to hoặc thành bệnh giáp kháng, nên ăn lượng thích đáng, yêu cầu là: “Thiếu không được, dư không ổn”. Người bệnh giáp kháng lúc âm hư dương thịnh quá, phải dùng các thức ăn bổ âm như hải sâm, ba ba; cũng có thể dùng mạch đông, thũ ô, địa hoàng nấu cháo để bổ trợ cho cơ thể.

2/ THỰC PHẨM KIÊNG KỊ:
Cữ các chất cay: gừng tiêu, ớt, rượu...
Không nên ăn các thực phẩm kích thích cay, nóng và các đồ chiên xào.


Một số bài thuốc nam trị sỏi bàng quang hiệu quả
- Bài 1: Kê nội kim 10g, mã đề 20g, sơn tra (táo rừng) 10g; Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài 2: Kim tiền thảo 30g, đào nhân 14g, đương quy 14g, quả dứa dại 20g, ý dĩ nhân 20g, kê nội kim 12g, tỳ giải 14g, đăng tâm 6g tất cả đem sắc uống, uống liên tục trong vòng 1 tháng.

- Bài 3: râu ngô 60g, lá bầu 30g - rửa sạch râu ngô, lá bầu thái nhỏ cho vào 400ml đun sôi kỹ, chắt lấy 250ml nước thuốc chia uống 4-5 lần, dùng trong ngày; Uống liên tục 15-20 ngày. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét