Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Vấn đề dinh dưỡng trong viêm gan cấp

Trong viêm gan cấp, tế bào gan bị hư hoại cấp tính. Các hoạt động bình thường của gan có thể bị xáo trộn, thường biểu hiện trên lâm sàng bằng các triệu chứng: mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa như chán ăn, ăn không tiêu, sình bụng, tiêu chảy nhất là hay bị buồn nôn và ói ma.


Trong điều trị viêm gan cấp, chủ yếu là áp dụng một chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Không cần thiết phải kiêng ăn quá mức mà ngược lại còn phải ăn đầy đủ các chất và năng lượng. Năng lượng này rất cần thiết để gan hồi phục nhanh và cơ thể mau lấy lại sức.
Nguyên tắc thiết lập chế độ ăn trong viêm gan cấp là:
1. Cung cấp đầy đủ chất đạm như một người bình thường
Nên dùng các loại đạm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít chất béo như lòng trắng trứng, thịt bò, thịt heo, thịt gà nạc, sữa tách bơ, cá nạc, đậu hũ. Tuy nhiên, nếu bị viêm gan quá nặng, bắt đầu có những triệu chứng vật vã, lơ mơ thì lượng chất đạm không được quá 0,6-0,8g cho mỗi ký lô cân nặng trong mỗi ngày.
Nếu ăn nhiều hơn thì gan sẽ không thể “tiêu hóa” nổi. Các chất như amôniắc (NH3) sinh ra từ các chất đạm dư này không được gan đào thải, chúng sẽ tích tụ làm ảnh hưởng đến hoạt động của não.

2. Tăng chất bột - đường dễ hấp thu như gạo, ngũ cốc, đường, mật ong và hoa quả ngọt. Vì vậy, bệnh nhân thường được khuyên ăn nhiều trái cây ngọt như chuối.
3. Nên giảm bớt chứ không cữ hoàn toàn các chất béo như mỡ, bơ, dầu. 
Không ăn các thức ăn có nhiều cholesterol như óc, tim, gan, lòng heo, lòng bò, lòng đỏ trứng vì sự bài tiết mật có thể bị giảm hoặc bế tắc nên không tiêu hóa hết các chất béo. Chất béo chỉ sử dụng độ 10% tổng năng lượng tức là khoảng 15g/ngày.
4. Ăn nhiều rau quả sẽ cung cấp khoáng chất và các vitamin như vitamin A, B, C, E ... cần thiết cho hoạt động bình thường của gan.
5. Bỏ hẳn rượu bia và các thức uống có cồn cho đến khi gan hồi phục hoàn toàn, cần thận trọng khi sử dụng thuốc vì có một số thuốc có thể gây độc cho gan như thuốc an thần, các thuốc giảm đau-kháng viêm, ngay cả paracetamol (Acemoỉ, Panadol...). Khi cần sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, nên hỏi ý kiến của bác sĩ chứ không được tự tiện mua ở các nhà thuốc tây vì bệnh nhân không biết rõ thuốc nào sẽ có độc hại cho gan.


6. Ở những bệnh nhân bị ói mửa liên tục hoặc tiêu chảy nhiều, cần được nhập viện để “vô” nước biển (truyền dịch) và nuôi ăn bằng đường truyền tĩnh mạch
Nếu chỉ buồn nôn nhẹ thì không cần nhập viện. Nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày, ăn từng ít một, đừng ăn một lần quá no. Phần thức ăn nhiều nên ăn vào buổi sáng để tránh tình trạng đầy bụng và dễ nên sau khi ăn. Khi gan hồi phục lại hoàn toàn, có thể trở lại ăn uống như bình thường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét