Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

Tiêu chảy là một căn bệnh về đường ruột khá phổ biến, đặc biệt là trong mùa nằng nóng. Khi bị tiêu chảy người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống.


1/ Đối với bệnh tiêu chảy cấp tính
Thực phẩm nên dùng:
Một hai ngày sau khi bênh tình đã giảm có thể dùng thức ăn lỏng đơn, không đường sữa và cháo loãng, hoặc nước sôi pha bột mì đã rang sơ, trà nhạt, bột củ sen, canh thịt nạc bỏ mỡ (nêm ít muối), mỗi lần không quá 200ml, một ngày ăn 6-7 lần.
Những thức ăn sau khi dứt tiêu chảy phải ít có chất sơ bã, không có tính kích thích là tốt. Chẳng hạn như cháo gao, cơm nhão, hồ bột sắn, các loại hồ mầu mềm mì sợi, mì hoành thánh, mì chay, mì ống, bột mì.


Cẩn thận dùng một lượng ít các loại rau ít sơ như rau chân vịt, cải trắng non, rau xà lách, và loại lá rau non và cà chua gọt bỏ vỏ; cho đến bom,lê, đào, thạch lựu tất cả gọt vỏ bỏ hột.
Sau khi tiêu chảy giảm bớt, từ từ gia tăng các thực phẩm nhiều chất đạm để bì trừ sự hao tổn khi bị tiêu chảy, nên dùng các thực vật có ít xơ bã, dễ tiêu hóa, chất đạm giá trị sinh lý  như sữa bò, lòng trắng trứng, các, thịt gà, thịt bê, thịt heo mạc.
Về thức uống phải nghiên cứu kỹ. Có thể dùng hồng tà và khiếm thực, hoài sơn, bo bo, hạt sen sau khi nấu chín nhừ lọc bỏ xác làm thức uống.
Khi dứt tiêu chảy, tiếp tục nấu cháo ăn để bồi bổ tù vị.

Thưc phẩm kiêng kị:
Trong lúc bị tiêu chảy nên cữ ăn, để cho ruột hoàn toàn nghỉ ngơi.
Để tránh kích thích có tính hóa học, tạm thời ngưng sử dụng tất cả những thực phẩm có nhiều sơ thực vật như, các loại rễ củ, các loại dưa cứng, cho đến các thực phẩm chứa chất khí cacbonic như rượu, bia, nước có ga, sô đa, kẹo, bánh, đường mía và các thứ có chất acid hữu cơ và acid béo.


Cử dùng các thứ gia vị cay thơm (như tiêu, ớt), dấm, cà phê, thuốc lá, rượu và nước trái cây có acid.
Các thực phẩm ấm, cữ ăn loại hải sản, trong giai đoạn mới hồi phục cơ thể cũng không thể tiếp thu toàn bộ chất béo của sữa bò, toàn bộ các chất trong trứng, thịt mỡ và các món ăn có nhiềudầu mỡ và đường.

2/ Bệnh tiêu chảy mãn tính (có tính thối rữa)
Thực phẩm nên dùng:
Chứng trạng tiêu chảy mãn tính của hệ thống dạ dày và đường ruột là phần bụng trướng đầy, có cảm giác nặng nề,ợ chua, bụng kêu, tiêu chảy nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến tình huống thiếu các chất dinh dưỡng.
Phân có kiềm tính và cực kỳ hôi thối, có bọt màu nâu sậm, ít chất nhờ; nước tiểu đục.
Căn cứ vào bệnh tình này, có thể dùng bột gạo, bánh bao bột mì, mì hoành thánh, rau cải, trái cây. 
Lúc nấu đều phải nấu cho mềm. Thiếu chất dinh dưỡng trong một thời gian ngắn, sau khi khỏi bệnh phải lập tức bồi bổ, nên ăn các loại thực phẩm có nhiều chất bổ dưỡng như thịt gà, thịt heo nạc, thịt thỏ, thịt bồ câu, cá thịt bê và các loại rau quả tươi.

Thực phẩm kiêng kị:
Trong thời gian phát bệnh, cữ ăn thịt ướp muối, thịt hun khói, thịt nguội, thịt hộp và các loại cá có nhiều chất mỡ. Cữ ăn các loại thực phẩm chiên xào, sữa bò cũng nên cữ.


Bài thuốc dân gian chữa tiêu chảy từ nước cây cỏ sữa
Chuẩn bị: 2 nắm cây cỏ sữa, 5 tai nấm mèo 50g đậu đen xanh lòng.
Bài thuốc: Cỏ sữa rửa sạch; nấm mèo ngâm cho nở ra, rửa sạch rồi thái dài và mỏng. Đem sao vàng từng loại đậu đen, cỏ sữa và nấm mèo.

Cho cả 3 thứ sau khi sao vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc với lửa nhỏ còn nửa bát uống trong ngày, không được để qua ngày hôm sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét