Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Những lưu ý trong chế độ ăn uống đối với người bệnh sỏi thận

Ăn uống có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng và điều trị bệnh sỏi thận. Nếu bạn không chú ý kỹ trong chế độ ăn uống thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, đặc biệt đối với những bệnh nhân sỏi thận thì có thể khiến kích thước sỏi tăng và bệnh ngày càng trầm trọng. Nhưng ngược lại nếu bạn có môt chế độ ăn uống phù hợp thì sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị đấy.


Để giúp phòng ngừa và điều trị bệnh sỏi thận tốt nhất thì bạn nên tham khảo một những lưu ý trong chế độ ăn uống đối với người bệnh sỏi thận sau:

1. Uống nhiều nước mỗi ngày
Để hạn chế hình thành sỏi thận trong cơ thể phải uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày, tuỳ theo cơ địa béo, gầy, thời tiết và tình trạng lao động cơ bắp…
Đối với những người đang bị sỏi thận thì nên uống khoảng 2,5 lít nước lọc mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể và đẩy sỏi ra ngoài.


Bạn có thể uống nước lọc hoặc những loại nước uống sạch khác như nước dừa xiêm, nước chè dây (không nên pha đậm đặc), trà atiso, trà khổ qua,… Đối với những người đang bị sỏi thận cần hạn chế sử dụng các loại nước khoáng thiên nhiên, vì nó chứa các muối có nồng độ cao, nhất là canxi, cacbonat,…

2. Thực phẩm nên ăn
- Nên chọn các thức ăn có chứa nhiều vitamin A như: cà rốt, khoai tây, bí đỏ, trái mơ, gan bò, … Vitamin A có tác dụng ngăn cản việc hình thành sỏi.
- Nên ăn nhiều rau tươi có chất xơ sẽ giúp tiêu hoá nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi.


- Ăn uống điều độ thực phẩm có chứa cất calcium.
Người ta tin rằng lượng calcium ăn vào khoảng 800-1300mg mỗi ngày sẽ giúp làm giảm sự bài tiết chất oxalat trong nước tiểu. Mỗi ngày có thể dùng 3 ly sữa tươi hoặc một số lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai, …

3. Thực phẩm nên hạn chế ăn
- Nên ăn ít muối và ít chất đạm động vật.
Thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích sự bài tiết chất calcium và cystine gây ra sỏi thận, ngoài ra còn làm giảm bài tiết chất citrat – 1 chất giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi.
Ngoài ra, thực phẩm ít muối và ít chất đạm động vật còn giúp tránh các bênh về tim mạch như cao huyết áp, thiểu năng động mạch vành,…


- Cẩn trọng khi sử dụng vitamin D, vì trong bệnh lý sỏi thận có chống chỉ định sử dụng vitamin D.
- Người có sỏi calci nên tránh ăn phomat, tôm, cua, nghêu sò, ốc, hến, trứng các loại,… không uống vitamin C hoặc ăn các chất chất chứa nhiều vitamin C vì vitamin C thoái biến sẽ tạo ra oxalat.
- Giảm ăn thịt các loại mà thay vào đó nên ăn nhiều cá (nhưng tránh các loại cá mặn, cá muối).
- Với người có sỏi oxalat phải hạn chế ăn các loại đậu, bí đao, cần tây, nho, mận, rau muống, socola, rau sống.

Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bạn giảm được nguy cơ bị sỏi thận, đồng thời đối với những người đang bị sỏi thận thì sẽ giúp cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Thảo dược thiên nhiên giúp phòng và hỗ trợ điều trị sỏi thận
Ngoài ra, trong dân gian ông bà ta hay dùng các loại thảo dược thiên nhiên như kim tiền thảo, dứa dại, mã đề (xa tiền tử), cây râu mèo, … giúp hỗ trợ điều trị bệnh đem lại công dụng rất tốt. 



Đây là các loại thảo dược rất quen thuộc trong tự nhiên, không gây tác dụng phụ nên rất an toàn nên các bạn có thể sử dụng thường xuyên hằng ngày để giúp phòng và điều trị sỏi thận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét