Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Tăng huyết áp thời kỳ hậu sản và cho con bú

Tăng huyết áp sau khi sinh cũng là một bệnh lý tương đối phổ biến. Những người bị tăng huyết áp từ trước có thể dùng lại phác đồ điều trị như trước khi mang thai.


Điều trị như thế nào?
Khi điều trị tăng huyết áp, phụ nữ cho con bú không nên dùng thuốc lợi tiểu. Hầu hết các thuc hạ huyết áp đều an toàn với phụ nữ cho con bú, chỉ có các thuốc như doxazosin, amlodipine và nhóm ức chế men chuyển là chưa có dữ liệu về độ an toàn.
Tất cả phụ nữ mang thai và cho con bú đều cần thiết phải được theo dõi chặt chẽ mọi biến đổi của cơ thể, trong đó có vấn đề huyết áp. Nếu có những biểu hiện tăng huyết áp cần đến các trung tâm sản khoa và tim mạch để được điều trị phù hợp.


Hậu quả lâu dài trên h tim mạch
Những người bị tăng huyết áp ở lần mang thai đầu có nguy cơ cao bị tăng huyết áp ở lần mang thai sau. Họ còn có nguy cơ bị tăng huyết áp và đột quỵ cao sau này. Những người bị tiền sản giật hoặc chậm phát triển bào thai trong buồng tử cung sẽ tăng nguy cơ bị bệnh và nguy cơ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Theo các nhà khoa học, phụ nữ đã trải qua thời kỳ sinh nở mà không bị tăng huyết áp thì sẽ ít bị nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn những phụ nữ không sinh đẻ.

Khác với nam giới, những thay đổi nội tiết trong quá trình sinh đẻ còn giúp cho phụ nữ giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau này.
Bài thuốc chữa cao huyết áp cho phụ nữ sau sinh từ chè vằng
Chè vằng là một bí quyết của ông bà ta từ bao đời nay giúp phục hồi sức khoẻ cho phụ nữ sau sinh, đặc biệt còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh huyết áp, tim mạch, giúp làm mát gan và ổn định đường huyết. 

– Sắc nước lá chè vằng: Dùng 30- 50g lá chè vằng khô, rửa sạch đun với 1,5 nước, uống thay nước hàng ngày.
– Sử dụng trà túi lọc: Sử dụng từ 3-5 gói chè vằng với hãm với 1 lít nước sôi, để nguội và sử dụng thay nước trong ngày.
– Sử dụng cao chè vằng: Cắt 1/2 miếng (khoảng 10g), cho vào 1 lít nước sôi, khuấy cho tan hết và uống thay nước hàng ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét